Cây thuốc

1 . HÚNG CHANH

(rau tần dầy lá)

Cách trồng:

Dâm cành

Bộ phận dùng :

Lá và cành non tươi

Công dụng , liều dùng:

Chữa cảm cúm, ho , hen ,Viêm họng,  sốt cao , chảy máu cam .

Dùng tươi với liều 10- 16 g mỗi ngày , dạng thuốc sắc , thuốc xông hoặc giã vắt lấy nước uống

 

2. NGẢI CỨU

(Thuốc cứu)

 

Cách trồng:

          Dâm cành hoặc dùng hạt

Bộ phận dùng :

         Thân , lá phơi khô trong răm mát hoặc tán nhỏ rây lấy phần nhung làm mồi ngải

Công dụng :

           Điều kinh  , an thai , đau bụng do lạnh, Tiêu thực  .

Liều dùng:

          Ngày 6-12g (tối đa là 20g) dưới dạng thuốc sắc , giã đắp hoặc mồi ngải để cứu

Kết quả hình ảnh cho hình ngải cứu

 

 

3.NGHỆ

(uất kim , khương hoàng)

 

Cách trồng:

         Rể củ , cây con .

Bộ phận dùng :

        Rể củ thái từng lát mỏng phơi khô, hoặc tán bột.

Công dụng :

        Trị đau dạ dày , vàng da , đau bụng sau sinh , mụn mới vở sẹo ( dùng ngoài) , làm gia vị.

Liều dùng :

           Ngày dùng 1-6 g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc, chia làm 2-3 lần uống trong ngày , dùng ngoài da .

Kết quả hình ảnh cho hình cây nghệ

 

 

 

 

 

 

 

4.GỪNG

. (sinh khương , can khương)

 

Cách trồng:

            Rể củ

Bộ phận dùng :

            Rể củ

Công dụng :

          Chữa ngoại cảm phong hàn, kém ăn , ăn uống không tiêu , nôn mửa , tiêu chảy do lạnh.

Liều dùng:

            Gừng tươi dưới dạng thuốc sắc , dạng trà , dạng rượu gừng.

            Gừng khô dùng khi bị lạnh mà đau bụng , tiêu chảy , mệt lả , nôn mửa

            Dùng 3-6g trong ngày .

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây gừng

 

5. SẢ

(Hương mao)

 

Cách trồng:

Toàn cây

Bộ phận dùng :

Toàn cây bỏ rể

Công dụng :

 Chữa cảm mạo , ăn uống kém tiêu , đầy hơi , củ sả làm thông tiểu tiện , trẻ em động kinh. Dùng làm gia vị.

Liều dùng

Lá  30g Rễ củ  15g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc xông

 

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây sả

 

 

 

 

 

 

 

6. HÀNH

 

(Thông bạch)

 

Cách trồng:

         Toàn cây

Bộ phận dùng :

        Củ hoặc toàn cây

Công dụng :

      Dùng làm thuốc chữa cảm sốt , nhức đầu , mặt mày phù thũng ,an thai .làm gia vị .

Liều dùng:

    Mỗi lần dùng từ 30-60g dưới dạng thuốc sắc , hoặc giã nát ép lấy nước uống , dùng ngoài không kể liều lượng .

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây hành"

 

 

 

 

 

 

7.RIỀNG

 

(Cao lương khương)

 

Cách trồng:

          Thân rể

Bộ phận dùng :

          Thân  rể

Công dụng :

        Kích thích tiêu hóa , chữa đau bụng , đau dạ dày, sốt nóng , trúng hàn nôn mữa

Liều dùng:

     Dùng 3-6 g dưới dạng thuốc sắc , thuốc bột , thuốc rượu.

 

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây riềng

 

 

 

 

 

8. NHA ĐAM

(lô hội)

 

Cách trồng:

             Cây con

Bộ phận dùng :

           Toàn cây bỏ rể

Công dụng :

         Chữa táo bón , trẻ em cam tích , co giật , ăn uống không tiêu , nhức đầu , sung huyết. Dùng trong thực phẩm và mỹ phẩm.

Liều dùng

           Dùng tươi 3-5 lá bẹ mỗi ngày.

 

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây nha đam

 

 

 

 

 

9. RẺ QUẠT

(xạ can)

 

Cách trồng:

           Cây con , hạt .

Bộ phận dùng :

          Rễ và thân rễ

Công dụng :

        Chữa bệnh về họng , viêm amidan có mủ , ho nhiều đờm , khản tiếng ,còn để chữa sốt đại tiểu tiện không thông , sưng vú tắc tia sữa , đau bụng kinh ,  đau cổ.

Liều dùng

          Dùng 3 – 6g dưới dạng sắc . Hoặc củ tươi nhúng qua nước sôi ,10 – 20g giã nát với vài hạt muối , vắt nước ngậm và nuốt dần

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây rẻ quạt

 

 

 

 

10. ĐẬU XĂNG

(ĐẬU CỌC RÀO )

 

Cách trồng:

     -Dùng hạt

Bộ phận dùng:

     -Hạt và rễ

Công dụng:

     -Ngoài công dụng làm thực phẩm, hạt và rễ đậu xăng được dùng làm thuốc chữa sốt, giải độc , tiêu thũng, hay đái đêm.

Liều dùng:

     -Ngày dùng 10 – 20g rễ hay hạt dưới dạng sắc uống .

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây đậu săng

 

 

 

 

 

11. DÂU TẰM

 

Cách trồng:

   -Dùng nhánh

Bộ phận dùng :

    -Toàn cây ( Lá, quả, cành, vỏ cây dâu ) . Tổ bọ ngựa trên cây dâu, sâu dâu.

Công dụng và liều dùng :

     - Vỏ cây dâu ( tang bạch bì ): Lợi tiểu tiện, chữa ho lâu ngày, hen, ho có đờm . Dùng 6 – 8g dưới dạng sắc uống .

     - Cành dâu ( Tang chi ) : Chữa phong hàn thấp , đau nhức , chân tay co quắp . Dùng 10 -12g ngày dưới dạng thuốc sắc .

     - Lá dâu ( Tang diệp ): chữa nôn ra máu. Lá dâu cuối mùa, sao vàng sắc uống ngày 12 – 16g .

     - Quả dâu ( Tang thầm ): Tác dụng bổ can thận, chữa tai ù, tiện bí, huyết hư. Quả dâu chín đen 2 bát đầy vắt lấy nước cô thành cao mềm, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

     - Tổ bọ ngựa trên cây dâu ( tang phiêu tiêu ): Chữa di tinh, đái són, đái nhiều lần. Ngày uống 2 lần mỗi lần  5g .

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây dâu tằm

 

12. CHI TỬ

                                 (Dành dành )

Cách trồng:

     - Dùng hạt gieo

Bộ phận dùng:

      -Quả chín

Công dụng:

       -Dùng trong bệnh sốt, người bồn chồn, khó ngủ, miệng khát, họng đau, mắt đỏ, vàng da, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, máu cam, lỵ, tiểu tiện ra máu .

Liều dùng

       -Dùng 6 – 12g dưới dạng sắc uống

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây chi tử

 

 

 

 

13. NGŨ TRẢO

( Cây chân chim , hoàng kinh)

 

Cách trồng:

     -Cây con

Bộ phận dùng:

      -Rễ , lá tươi , quả và hạt .

Công dụng – liều dùng :

       -Lá chữa cảm mạo , sốt , nhức đầu , ngạt mũi , ho  (nấu nước xông).

       -Chữa phong thấp tê bại , gân xương đau nhức ,đau thần kinh tọa , đau bụng kinh , ngày dùng 16- 40g lá dạng thuốc sắc .

        -Võ cây , rễ , quả và hạt dùng làm thuốc bổ , ăn ngon , dễ tiêu , chữa hen suyễn , ngày dùng 6 -12g dạng sắc hoặc ngâm rượu , dạng xông liều cao hơn .

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây ngũ trảo

 

14. HUYẾT DỤ

 

Cách trồng:

    -Cây con

Bộ phận dùng:

     - Rể ,  Lá  tươi hoặc khô .

Công dụng:

  • Lá dùng thuốc chữa rong huyết ,  cầm máu, chữa lỵ , xích bạch đới , thổ huyết , lỵ ra máu , ho ra máu .
  • Rể và lá chữa  vết thương ứ máu , phong thấp đau nhức .

Liều dùng:

    -Ngày uống 16 – 30g lá tươi hoặc 8-16g cây khô .

 

 

Kết quả hình ảnh cho cây huyết dụ

 

 

 

 

15. TRẮC BÁCH DIỆP

 

Cách trồng:

   -Bó cành hay cây con

Bộ phận dùng:

   -Cành ,  lá phơi hay sấy khô , hạt (bá tử nhân)

Công dụng:

   -Cành lá chữa thổ huyết , chảy máu cam, lỵ ra máu , rong kinh ,ho ,sốt.

    -Hạt chữa hồi hợp , mất ngủ , hay quên , ra nhiều mồ hôi , táo bón  Không thấp nhiệt cấm dùng .

Liều dùng

    -Cành , lá  dùng 6 – 12g .Sao đen làm thuốc cầm máu . Hạt dùng 4 -12g .

 

 

Kết quả hình ảnh cho cây trắc bách diệp

 

 

16. RÂU MÈO

(Cây bông bạc )

 

Cách trồng:

   - Dâm cành

Bộ phận dùng:

    -Toàn cây bỏ rễ

Công dụng:

     -Dùng là thuốc lợi tiểu  trong điều trị bệnh viêm thận ,sỏi thận, sỏi túi mật, sốt, cúm, tê thấp, phù thủng .

Liều dùng

     -Ngày dùng 5 – 12g lá hãm với nước sôi , chia làm 2 lần uống trước khi ăn 15- 30 phút .Dùng trong 8 ngày , nghĩ 2-4 ngày rồi tiếp tục nếu cần thiết.

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây râu mèo

 

17. KÉ ĐẦU NGỰA

 

Cách trồng:

     -Hạt

Bộ phận dùng:

     -   Quả và  toàn cây bỏ rễ .

Công dụng:

     -Chữa mụn nhọt , lỡ loét, bướu cổ, đau răng, đau cổ họng, viêm mũi, viêm xoang.

Liều dùng:

   -Ngày dùng 6 -12 quả , 10 -16-g cành và lá , dạng thuốc sắc , viên , cao .        

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình ké đàu ngựa

 

 

 

18. ĐINH LĂNG

 

Cách trồng:

    -  Dâm cành

Bộ phận dùng:

     -Rễ hay võ rễ phơi hoặc sấy khô

Công dụng:

    -  Làm tăng  sức dẻo dai của cơ thể chữa bệnh suy nhược lười biếng hoạt động . Chữa ho, ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng. Ngoài ra trong dân gian còn dùng lá cây đinh lăng ăn với gỏi cá.

Liều dùng

     -Rễ cây đinh lăng 30 – 40g / ngày , dạng thuốc sắc.

 

 

Trồng cây dược liệu - Cây Đinh Lăng

 

 

 

19. ÍCH MẪU

                                         ( Cây chói đèn )

Cách trồng:

     -Cây con , hạt

Bộ phận dùng:

     -Toàn bộ phận trên mặt đất

ng dụng:

     -Dùng chữa bệnh phụ nữ, nhất là đối với phụ nữ sau khi sanh nở. Do đó có câu ca dao :

             Nhân trần ích mẫu đi đâu

          Để cho gái đẻ đớn đau thế này

     -Là thuốc bổ huyết, chữa kinh nguyệt quá nhiều .

Liều dùng

      -Dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc .

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây ích mẫu"

 

20. NHÀU

 

Cách trồng:

   -Cây con , hạt .

Bộ phận dùng :

     -Lá, quả, vỏ, rễ

Công dụng, liều dùng:

     - Rễ dùng chữa bệnh cao huyết áp . Liều dùng hàng ngày 30 – 40g rễ .sắc uống thay trà hàng ngày .

     - Quả nhàu: Ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh trị băng huyết bạch đới .

 

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây nhàu

 

 

 

 

 

 

21. BẠC HÀ

 

Cách trồng:

    -Dâm cành

Bộ phận dùng:

     -Toàn cây trên mặt đất

Công dụng:

     -Bạc hà là vị thuốc thơm, dùng làm thuốc thơm dễ uống, làm ra mồ hôi, hạ sốt dùng chữa cảm sốt, cảm mạo mũi nghẹt, đầu nhức,  giúp cho sự tiêu hoá, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài .

Liều dùng:

       -Ngày dùng 4 – 8g dưới dạng thuốc hãm hoặc sắc.

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây thuốc bạc hà

 

 

 

 

 

 

                             22. THUỐC DÒI

                                 (Cây bọ mắm )

 

Cách trồng:

  •   Cây  con

Bộ phận dùng:

  •  Toàn cây tươi hoặc sấy khô

Công dụng:

  •  Dùng cây sắc hay nấu thành cao chữa ho lâu năm, ho lao,  viêm  họng. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Liều dùng:

        Ngày dùng 10 – 20g dưới dạng thuốc sắc . 

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây thuốc dòi"

 

 

 

23 . LÁ LỐT :

 

Cách trồng:

   - Cây con

Bộ phận dùng:

   - Lá

Công dụng:

   - Lá lốt vừa làm gia vị, vừa làm thuốc chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân, bệnh đi ngoài lỏng .

Liều dùng:

Ngày dùng 5 – 10g lá phơi khô, hay 15 – 30g lá tươi. Sắc với nước chia 2 – 3 lần uống trong ngày , hoặc ngâm tay chân .

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình lá lốt"

 

 

 

                      24. CÂY CỐI XAY

 

Cách trồng:

      Cây con , hạt .

Bộ phận dùng:

Lá, thân, rễ, quả tươi hay khô.

Công dụng:

  • Tán phong , thanh huyết nhiệt , khai khiếu hoạt huyết chữa tai điếc rất tốt .
  • Lá tươi giã đắp mụn nhọt hay sắc uống thông tiểu tiện .

Liều dùng:

  Ngày dùng 4 – 6g dưới dạng thuốc sắc .

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây cối xay

 

 

 

25. CỎ MỰC

( cỏ nhọ nồi )

 

Cách trồng:

   - Hạt, cây  con

Bộ phận dùng:

    - Toàn cây bỏ rễ

Công dụng:

     -Dùng chữa can thận âm kém, lỵ và ỉa ra máu , làm đen râu tóc .

     -Cây tươi giã vắt nước uống để cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu . Chữa sốt xuất huyết , dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác . Ngoài ra còn chữa ho, viêm cổ họng .

Liều dùng:

Ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc .

 

 

Kết quả hình ảnh cho cây cỏ mực

 

26. CỎ XƯỚC

                            ( Cây ngưu tất nam)

 

Cách trồng:

   - Cây con

Bộ phận dùng:

Rễ phơi hay sấy khô

Công dụng:

  • Có tác dụng phá huyết hành ứ, bổ can thận, mạnh gân cốt, dùng trong bệnh viêm khớp, đau bụng, kinh nguyệt khó khăn .
  • Ngoài ra còn chữa bệnh cholesterol máu cao, cao huyết áp, xơ vữa động mạch .

Liều dùng:

Ngày dùng 3 – 9g dưới dạng thuốc sắc .

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây cỏ xước

 

 

                                27. KIẾN CÒ

( Cây bạch hạt )

 

Cách trồng:

   - Cây con

Bộ phận dùng:

Rễ tươi hay khô

Công dụng và liều dùng:

  • Dùng rễ chữa bệnh hắc lào và một số bệnh ngoài da như chốc lở, bệnh mụn rộp , chàm mãn tính
  • Dùng rễ tươi hay khô giã nhỏ, ngâm rượu hoặc giấm trong 7 – 10 ngày. Rữa sạch các vết hắc lào rồi bôi thuốc này vào .

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh cây kiến cò

 

 

 

28 . XUYÊN TÂM LIÊN

          ( Cây công cộng )

 

Cách trồng:

   - Hạt hay cây con

Bộ phận dùng:  

- Rễ hay toàn cây phơi hoặc sấy khô

Công dụng:

   - Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thủng. Dùng chữa lỵ cấp tính, viêm ruột và dạ dày, viêm họng, viêm phổi, chữa rắn độc cắn, xương khớp đau nhức .

Liều dùng:

Ngày dùng 10 – 20g dưới dạng thuốc sắc . dạng bột 2-4g / ngày.

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh cây xuyên tâm liên

 

 

 

29. CÂY  DỪA CẠN

 

Cách trồng:

  - Hạt hay cây con

Bộ phận dùng:

Toàn cây cả rễ , rễ hay dùng hơn .

ng dụng:

  • Chữa cao huyết áp và bệnh bạch huyết.
  • Dùng thân và lá phơi khô sắc uống làm thông tiểu tiện . Chữa tiểu đỏ , tiểu ít, làm thuốc điều kinh , Chữa đái đường , ra nhiều mồ hôi , tiêu hóa kém .

Liều dùng:

  • Ngày dùng 10 – 16g dưới dạng thuốc sắc .

 

 

Kết quả hình ảnh cho ảnh cây dừa cạn

 

 

30 . CÂY LẺ BẠN

( Cây sò huyết )

 

 Cách trồng :

 - Cây con

Bộ phận dùng:

 - Hoa phơi khô

Công dụng:

  -  Là một vị thuốc bổ ,  chữa  các chứng ho , ho ra máu, đi ngoài ra máu, các chứng chảy máu.

 Liều dùng:

Ngày dùng 40 – 80g hoa tươi sắc uống hoặc giã vắt lấy nước uống .

 

 

Kết quả hình ảnh cho cay lẻ ban

 

 

31. CÚC TẦN

( Lức cây )

Cách trồng:

   - Hạt hay cây con

Bộ phận dùng:

   - Lá non và lá bánh tẻ tươi hay sấy khô.

Công dụng:

  • Lá và cành non sắc uống chữa cảm sốt, sốt, giúp tiêu hoá, chữa lỵ .
  • Chữa đau lưng , mỏi lưng : Dùng lá và cành non giã nát , xào nóng với ít rượu đắp lên 2 bên hố thận .
  • Dùng xông chữa cảm sốt , nhức đầu.

Liều dùng:

Ngày dùng 8 – 16g dưới dạng thuốc sắc.

 

 

Kết quả hình ảnh cho cây cúc tần

 

32. CAM THẢO NAM

 

Cách trồng:

   - Hạt hay cây con

Bộ phận dùng:

   - Toàn cây

Công dụng:

    - Dùng chữa sốt, chữa say sắn độc ( củ mì ), giải độc cơ thể.

Liều dùng :

Ngày dùng 30 – 100g sắc uống riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

 

 

Kết quả hình ảnh cho cây cam thảo nam

 

 

 

33. SÀI ĐẤT

 

Cách trồng:

  - Thân cây

Bộ phận dùng:

  - Toàn cây bỏ rễ.

Công dụng:

  - Ăn sống như rau, cây tươi nấu nước tắm trị rôm sảy, uống phòng chạy sởi.Chữa lở loét mụn nhọt, viêm tấy ngoài da, khớp xương , chốc đầu, đau mắt .

Liều dùng:

Ngày uống 100g giã cây tươi với ít muối , cho 100ml nước sôi để nguội , chia làm 2 lần uống trong ngày. Bã đắp nơi sưng đau.

Dùng khô với liều 50g , thêm nửa lít nước sắc còn 200ml chia làm 2 lần uống / ngày , tối đa 5-7 ngày . 

 

 

Kết quả hình ảnh cho hinh cay sai dat

 

34. HƯƠNG NHU

 

Cách trồng :

   - Hạt hay cây con

Bộ phận dùng:

   - Toàn cây bỏ rễ

Công dụng:

   - Làm ra mồ hôi chữa cảm mạo, nhức đầu, đau bụng, miệng nôn, thuỷ thũng, đi ỉa lỏng, chảy máu cam.

Liều dùng :

Ngày dùng 3 – 8g dạng thuốc sắc , thuốc xông . Người âm hư, khí hư không dùng.

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây hương nhu

 

 

 

35. NGŨ GIA BÌ

 

Cách trồng:

    Cây con

Bộ phận dùng:

     Rễ , vỏ cây

Công dụng:

     Mạnh gân cốt, khu phong hoá thấp, chữa đau bụng, yếu chân, trẻ con 3 tuổi mà chưa biết đi, con trai âm suy , con gái ngứa âm hộ , đau lưng, tê chân, ngâm rượu uống rất tốt .

Liều dùng:

. Ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc

   . Ngâm rượu ngũ gia bì : sao vàng 100g , cho vào 1lít rượu , ngâm trong 10 ngày , mỗi gnày uống 1 cốc nhỏ vào trước bửa cơm chiều , chữa đau người , đau lưng , đau xương .

    . Đơn thuốc dùng cho phụ nữ bị lao lực , thở ngắn , ra nhiều mồ hôi , không muốn ăn uống : ngũ gia bì , đơn bì , xích thược , đương , mỗi vị 40g . tán nhỏ . Ngày uống 2 lần , lần 4g.

 

Kết quả hình ảnh cho hình cây ngũ gia bì

36. NGA TRUẬT

                            (Cây ngải tím )

 

Cách trồng :

  - Trồng bằng thân rễ

Bộ phận dùng:

 - Thân rễ

Công dụng:

  - Chữa ngực bụng đau, ăn  uống không tiêu, kích thích tiêu hoá, bổ  , chữa ho , kinh nguyệt không đều .

Liều dùng:

Ngày dùng 3 – 6g dưới dạng thuốc sắc , thuốc bột hay thuốc viên .

 

 

 

 

37. MẠCH MÔN

(Cây mạch đông )

 

Cách trồng:

  -  Cây con

Bộ phận dùng:

  - Củ

Công dụng:

  - Dùng làm thuốc ho long đờm , thuốc bổ , chữa thiếu sữa , lợi tiểu , sốt khát nước .

Liều dùng:

Ngày dùng 6 – 20g dưới dạng thuốc sắc

 

 

 

 

 

38. SÂM ĐẠI HÀNH

(Tỏi đỏ )

Cách trồng:

   - Củ

Bộ phận dùng:

   - Củ rữa sạch thái mỏng phơi khô

Công dụng:

   - Làm thuốc bổ máu , chữa mệt mỏi , tiêu độc

Liều dùng :

  - Khô : 4 – 12g

  - Tươi : 12 – 30g

     Dạng rượu , thuốc sắc trong 15 – 20 ngày .

 

 

 

 

 

39. DIỆP HẠ CHÂU

( Chó đẻ răng cưa )

 

Cách trồng:

  - Hạt

Bộ phận dùng:

Toàn cây

Công dụng:

  • Chữa bệnh gan, chữa sốt, đau mắt , rắn cắn .
  • Cây tươi giã nát với muối chữa đinh râu, mụn nhọt .

Liều dùng:

Ngày uống 20 – 40g cây tươi , hoặc 8 -16 g khô sắc uống

 

 

 

 

 

40. CÂY CÁT LỒI

(mía dò)

 

Cách trồng:

  - Cây con

Bộ phận dùng:

Thân rễ , búp và cành non tươi .

Công dụng:

  • Rễ sắc uống chữa sốt , ra mồ hôi , làm thuốc mát .Chữa  thấp khớp , đau lưng , đái buốt , đái vàng .
  • Cành non tươi nướng giã vắt lấy nước nhỏ tai chữa đau tai  .

Liều dùng:

Ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc .

 

 

 

Thầy thuốc là chính mình
Đầu trang
Hotline 24/7: 0327362604